KIẾN THỨC TỰ ĐỘNG HÓA
Điều khiển biến tần bằng truyền thông không dây (Bộ chuyển đổi RS485 - RF)
Ngày nay, truyền thông không dây ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi một mạng cần phải chuyển các khối nhỏ thông tin trên một khoảng cách dài, RS-485 thường là chuẩn giao tiếp được lựa chọn. Các nút mạng có thể là máy tính cá nhân, vi điều khiển, hoặc bất kỳ thiết bị có khả năng truyền thông nối tiếp không đồng bộ. So với Ethernet và giao diện mạng khác, phần cứng và giao thức yêu cầu của RS-485 đơn giản hơn và rẻ hơn. Với công nghệ ngày càng phát triển việc sử dụng dây dẫn để truyền dẫn dữ liệu 485 đã được thay thế bằng sóng RF, rất tiện dụng trong lắp đặt và thẩm mỹ. Vậy RS485 là gì? RF là gì? Làm sao để điều khiển biến tần bằng RS485, RF? Bài viết sau sẽ giúp bạn hình dung về công nghệ này.
I. RS485 LÀ GÌ
Khi một mạng cần phải chuyển các khối nhỏ thông tin trên một khoảng cách dài, RS-485 thường là chuẩn giao tiếp được lựa chọn. Các nút mạng có thể là máy tính cá nhân, vi điều khiển, hoặc bất kỳ thiết bị có khả năng truyền thông nối tiếp không đồng bộ. So với Ethernet và giao diện mạng khác, phần cứng và giao thức yêu cầu của RS-485 đơn giản hơn và rẻ hơn
Năm 1983, Hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) đã phê duyệt một tiêu chuẩn truyền cân bằng mới gọi là RS-485. Đã được chấp nhận rộng rãi và sử dụng trong công nghiệp, y tế, và dân dụng. Có thể coi chuẩn RS485 là một phát triển của RS232 trong việc truyền dữ liệu nối tiếp. Những bộ chuyển đổi RS232/RS485 cho phép người dùng giao tiếp với bất kỳ thiết bị mà sử dụng liên kết nối tiếp RS232 thông qua RS485. Liên kết RS485 được hình thành cho việc thu nhận dữ liệu ở khoảng cách xa và điều khiển cho những ứng dụng. Những đặc điểm nổi trội của RS485 là nó có thể hỗ trợ một mạng lên tới 32 trạm thu phát trên cùng một đường truyền, tốc độ baud có thể lên tới 115.200 cho một khoảng cách là 4000feet (1200m).
Với kiểu truyền cân bằng và các dây được xoắn lại với nhau nên khi nhiễu xảy ra ở dây này thì cũng xảy ra ở dây kia, tức là hai dây cùng nhiễu giống nhau. Điều này làm cho điện áp sai biệt giữa hai dây thay đổi không đáng kể nên tại nơi thu vẫn nhận được tín hiệu đúng nhờ tính năng đặc biệt của bộ thu đã loại bỏ nhiễu. Liên kết RS485 được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nơi mà môi trường nhiễu khá cao và sự tin tưởng vào tính ổn định của hệ thống là điều quan trọng. Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa ở tốc độ cao cũng rất được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm giao tiếp được trải ra trên diện rộng.
II. RF LÀ GÌ?
RF là viết tắt của Radio Frequency có nghĩa là tần số vô tuyến. Tần số vô tuyến (RF) là dải tần số nằm trong khoảng 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến. RF thường được xem là dao động điện chứ không phải là dao động cơ khí, dù các hệ thống RF cơ khí vẫn tồn tại (xem bộ lọc cơ khí và RF MEMS).
Thông tin vô tuyến
Để nhận được tín hiệu vô tuyến, người ta sử dụng anten. Tuy nhiên, anten sẽ nhận hàng ngàn tín hiệu vô tuyến cùng lúc, cần phải có một bộ dò sóng vô tuyến bắt được tần số muốn tìm (hay dải tần).Việc này thường được thực hiện thông qua một bộ cộng hưởng – trong dạng đơn giản nhất của nó, một mạch với một tụ điện và một cuộn cảm tạo thành một mạch cộng hưởng. Mạch cộng hưởng khuếch đại dao động trong một dải tần cụ thể, trong khi giảm dao động ở các tần số khác ngoài băng tần.
Phân loại tần số
Tần số | Tên gọi | Viết tắt | Công dụng |
30 – 300 Hz | Tần số cực kỳ thấp | ELF | chứa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp. |
300 – 3000 Hz | Tần số thoại | VF | chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn. |
3 – 30 kHz | Tần số rất thấp | VLF | chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự, chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm). |
30 – 300 kHz | Tần số thấp | LF | dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không. |
300 kHz - 3 MHz | Tần số trung bình | MF | dùng cho phát thanh thương mại sóng trung (535 – 1605 kHz). Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không. |
3 - 30 MHz | Tần số cao | HF | dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá… |
30 - 300 MHz | Tần số rất cao | VHF | dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz). |
300 MHz - 3 GHz | Tần số cực cao | UHF | dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào, một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ tinh. |
3 – 30 GHz | Tần số siêu cao | SHF | chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ tinh. |
30 – 300 GHz | Tần số cực kì cao | EHF | ít sử dụng trong thông tin vô tuyến. |
RF đồng nghĩa với không dây
Dù tần số vô tuyến là dải tần, nhưng thuật ngữ "tần số vô tuyến" hay từ viết tắt "RF" cũng được sử dụng như một từ đồng nghĩa với vô tuyến – tức là mô tả việc sử dụng các hình thức thông tin liên lạc không dây, ngược với kiểu thông tin liên lạc qua các bộ đấu nối điện. Để có thể thực hiện truyền thông RF, cần có một module thu, và một module phát.
III. Bộ chuyển đổi RS485-RF?
-
HMI WECON (26/10)
-
V-BOX LÀ GÌ (11/09)
-
Biến tần cho động cơ 1 pha (06/07)
-
Hướng dẫn sử dụng nhanh phần mềm lập trình HMI Delta DOPSoft (11/07)
-
Hướng dẫn cài đặt phần mềm lập trình PLC Delta DVP (02/03)
-
Động cơ servo- Part 3- Servo là gì? (29/06)
-
Động cơ servo- Part 2- Các khái niệm cơ bản về động cơ servo (29/06)
-
Động cơ servo- Part 1- Lựa chọn động cơ servo (29/06)
-
Giám sát điều khiển qua internet và mobile app: HMI, Biến tần, Sensor, PLC (18/05)
-
PLC Wifi - PLC GPRS -Giải pháp giám sát, điều khiển PLC qua internet (modbile app, PC, Web) (24/04)